Workshop 1: Introduction to Solana

Bài viết này sẽ giới thiệu cho bạn các thông tin cơ bản về blockchain và Solana. Tìm hiểu ngay để bắt đầu hành trình lập trình và xây dựng trên Solana!

Workshop 1: Introduction to Solana

Bài viết này sẽ giới thiệu cho bạn các thông tin cơ bản về blockchain và Solana. Tìm hiểu ngay để bắt đầu hành trình lập trình và xây dựng trên Solana!

Blockchain là gì?

Blockchain là hệ thống cơ sở dữ liệu phân tán (phi tập trung) được hình thành dưới dạng các khối kết nối với nhau bằng mật mã học (cryptography). Cũng như những cơ sở dữ liệu truyền thống: MySQL, MongoDB,... Blockchain có thể dùng để lưu trữ dữ liệu, tuy nhiên, những đặc điểm sau mới tạo nên sự khác biệt và mở ra thời đại mới của thế giới công nghệ:

  • Tính bất biến: Dữ liệu trong blockchain không thể sửa đổi. Vì dữ liệu được lưu trữ trên nhiều máy tính khắp toàn cầu nên không thể xoá cũng như phá huỷ.
  • Tính minh bạch: Ai cũng có thể theo dõi dữ liệu trên Blockchain.
  • Tính bảo mật: Với việc áp dụng công nghệ mật mã học, mạng ngang hàng (dữ liệu lưu trữ phân tán có quyền như nhau) và lý thuyết trò chơi (độ tin cậy, chính xác dữ liệu được quyết định theo số đông), dữ liệu trên Blockchain không thể bị làm giả.

Ví dụ sau đây thể hiện vai trò không thể thiếu cũng như khẳng định xu hướng tương lai của Blockchain:

  • Công nghệ ngày càng phát triển, nhu cầu về các ứng dụng mang tính toàn cầu ngày càng cao. Đối với các ứng dụng mang tính toàn cầu thì tiêu chí an toàn và minh bạch cần đặt lên hàng đầu.
  • Một ví dụ rõ nhất là hệ thống quản trị tài sản: Người quản trị có thể dễ dàng thay đổi thông tin để tăng tiền của mình, hay lấy tiền của người khác. Hoặc nếu hệ thống quản trị tài sản bị hư hỏng mà chưa kịp sao lưu (backup) thì tiền của bạn cũng biến mất theo. Blockchain có thể giải quyết tốt tất cả những vấn đề này.

Các nền tảng blockchain hàng đầu

Bitcoin - Ứng dụng đầu tiên của công nghệ Blockchain

Bitcoin là một trong những mạng lưới blockchain đầu tiên được phát triển với mục đích duy nhất là cho phép gửi và nhận tiền. Tuy nhiên, để có thể phát triển các ứng dụng toàn cầu thì chỉ gửi và nhận là chưa đủ. Chính vì vậy, các mạng lưới blockchain sau này dần cho phép lập trình viên phát triển trên nền tảng của mình.

Ethereum và Solana - Các nền tảng blockchain cho phép lập trình

Không chỉ là đồng tiền điện tử đơn thuần như Bitcoin, Ethereum còn giúp tạo ra các thị trường online với những giao dịch có thể được lập trình, hay còn được biết đến với cái tên hợp đồng thông minh (Smart contract).

Solana là một nền tảng blockchain với mã nguồn mở hoàn toàn phi tập trung. Tương tự như Ethereum, Solana được thiết kế để phục vụ cho các giao dịch ngang hàng, tạo smart contract, thiết kế các DApps và các NFT.

Tại sao nên chọn Solana để lập trình?

Solana và Ethereum đều là các blockchain mã nguồn mở có chức năng hợp đồng thông minh, cho phép lưu trữ các ứng dụng phi tập trung (Decentralized App, gọi tắt là DApp). Các DApp này cung cấp dịch vụ và sản phẩm trong nhiều lĩnh vực như tài chính, trò chơi, vân vân.

Tuy nhiên, Solana xử lý giao dịch nhanh và tiết kiệm hơn Ethereum một cách rõ rệt.

Tại sao lại có sự khác biệt này? Hãy tìm hiểu kiến trúc state của hai nền tảng blockchain:

Ethereum có kiến trúc “stateful”, có khả năng lưu trữ dữ liệu, trạng thái của mình. Mọi giao dịch trên mạng lưới đều được ghi lại ở cùng một trạng thái, như vậy toàn bộ mạng lưới sẽ phải cập nhật lại bản sao mỗi khi có giao dịch mới xảy ra.

Ví dụ: Nếu bạn gửi cho một người nào đó 10 đô la qua Ethereum, toàn bộ mạng lưới Ethereum sẽ phải cập nhật lại trạng thái để thêm giao dịch của bạn lên hệ thống.

Solana có kiến trúc “stateless”, giống với thế hệ máy tính đầu tiên sử dụng thẻ bấm lỗ (punch card). Dữ liệu được nhập vào máy thông qua các tấm thẻ được người viết chương trình bấm lỗ sẵn, giúp giảm mức tiêu thụ bộ nhớ tổng thể. Nhờ vậy, mạng lưới không cần cập nhật mới toàn bộ mỗi khi có giao dịch, từ đó giúp thời gian xử lý của Solana được rút ngắn đáng kể và gia tăng khả năng mở rộng so với người anh em Ethereum.

Cách thức hoạt động của Solana

Solana thực hiện giải pháp mở rộng quy mô bằng cách sử dụng thuật toán đồng thuận PoS (Proof-of-Stake), kết hợp với PoH (Proof-of-History). Bạn có thể hình dung rằng PoH của Solana là một cái đồng hồ chung toàn bộ hệ thống Blockchain Solana. PoH được sử dụng để xác minh thứ tự và dòng chuyển biến thời gian giữa các sự kiện diễn ra, với mục tiêu là mã hóa thời gian trôi qua vào sổ cái.

Đối với thuật toán PoS thì nó sẽ được sử dụng để xác thực và xác nhận các khối được tạo ra bởi trình tạo PoH như hình dưới đây:

Solana Whitepaper

(1) Khi người sử dụng tiến hành đặt lệnh giao dịch, các lệnh này sẽ được gửi vào trong mạng lưới của Solana.

(2) Trình tạo thuật toán PoH (Leader) sẽ xác định thời gian giao dịch và gắn vào một hàm băm trong chuỗi giao dịch.

(3) Sau đó các giao dịch này sẽ được truyền đến các node verifier để xác nhận và tạo trạng thái giao dịch trước khi chuyển lại vào Leader.

Tiềm năng của Solana

Hiện tại đa phần các nhà phát triển đều ưu tiên Ethereum trước khi lập trình trên các blockchain khác. Tuy nhiên, Ethereum gặp vấn đề lớn về khả năng mở rộng và tính ổn định. Trong khi đó, ETH 2.0 vẫn chỉ đang trong quá trình thực hiện và chưa có nhiều giải pháp đem lại hiệu quả tối ưu để có thể chiếm lĩnh thị trường.

Với những ưu điểm vượt trội của mình, Solana hiện tại được coi là một giải pháp tuyệt vời cho các nhà phát triển:

  • Thông lượng cao: Mạng Solana có khả năng hỗ trợ 50.000 giao dịch mỗi giây
  • Độ trễ thấp: ~ 1 giây
  • Phí thấp: Chi phí trung bình cho mỗi giao dịch là 0,00025 đô la.
  • Rust là một trong những ngôn ngữ lập trình hàng đầu. Rust có thể xây dựng nhiều loại ứng dụng như trò chơi và blockchain, đồng thời dễ sử dụng và quen thuộc hơn. Điều này làm cho Solana trở thành một nền tảng dễ tiếp cận hơn.
  • Có lợi cho môi trường:
  • Quá trình khai thác các khối Ethereum chiếm nhiều sức mạnh tính toán và dẫn đến việc sử dụng điện cao. Ethereum tiêu thụ nhiều năng lượng hơn, góp phần đáng kể vào sự nóng lên toàn cầu.
  • Solana tiết kiệm năng lượng hơn, tốt hơn cho môi trường, điều này làm cho nó trở thành một giải pháp thay thế hấp dẫn hơn nhiều cho người dùng và các nhóm môi trường.
  • Mới hơn và mở rộng nhanh chóng: Solana vẫn còn rất mới so với Ethereum đã xuất hiện được một thời gian. Bạn còn rất nhiều thời gian để học công nghệ tiên tiến này trước khi bất kỳ ai khác làm, và xây dựng những dự án đột phá giúp thay đổi thế giới và kiếm về thật nhiều tiền trước bất kỳ ai khác.

Về Sentre Protocol

Sentre Protocol là nền tảng mở All-in-One hoạt động trên mạng lưới Solana, cung cấp DApp Store và giao thức mở giúp tích lũy thanh khoản. Với Sentre:

  • Người dùng có thể cài đặt các DApp yêu thích của mình và trải nghiệm thế giới DeFi trên một nền tảng duy nhất;
  • Lập trình viên và đối tác có thể phát hành DApp thông qua Sen Store, tận dụng tài nguyên có sẵn và tự do đóng góp cho nền tảng.